Telegram có an toàn không ?

Telegram có an toàn không? Độ an toàn và bảo mật của Telegram Messenger phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Nếu cài đặt đúng cách, tin nhắn và điện thoại của bạn sẽ được bảo mật.

Ứng dụng Telegram là gì?

Telegram Messenger là một ứng dụng nhắn tin miễn phí phổ biến hàng đầu trên Thế Giới. Mặc dù Telegram đã xuất hiện từ năm 2013 nhưng nó bắt đầu nổi tiếng tại Việt Nam từ khoảng giữa năm 2019 và tiếp tục được nhiều người sử dụng hơn nữa.

Hiện nay Telegram nổi tiếng bởi có rất nhiều cộng đồng nhóm (Thường gọi là Nhóm Telegram). Chức năng trò chuyện nhóm là một ưu điểm vượt trội của Telegram khi so sánh với các ứng dụng nhắn tin miễn phí khác.

1 nhóm Telegram có thể kết nối bạn với hơn 200.000 thành viên khác trong cùng nhóm. Telegram Messenger cũng cung cấp các “kênh chat”, kênh là một trang thông tin nơi những tổ chức, người nổi tiếng, đội bóng,.. có thể đăng thông tin cập nhật. Người hâm mộ có thể theo dõi kênh để nhận những thông tin mới nhất về kênh họ quan tâm.

Một điểm khiến tính bảo mật và riêng tư của Telegram cao hơn so với các ứng dụng khác (Ví dụ như Zalo) đó là người dùng có thể chọn cách ẩn đi số điện thoại của họ

Việc những người biểu tình sử dụng nó đã củng cố danh tiếng của Telegram như một dịch vụ nhắn tin an toàn và bảo mật. Nhưng có những sắc thái liên quan đến sự an toàn và bảo mật của nó — hãy đọc tiếp.

Trên Thế giới, Telegram là ứng dụng được nhiều tổ chức biểu tình lựa chọn để đăng thông tin vì tính ẩn danh hoàn toàn của nó. Việc này tránh được sự theo dõi, nhòm ngó từ chính phủ.

Telegram có được mã hóa đầu cuối không?

Trả lời: Có. Telegram là ứng dụng nhắn tin miễn phí được mã hóa đầu cuối. Chỉ có điện thoại của bạn và điện thoại của người nhận tin nhắn từ bạn là biết được nội dung của cuộc hội thoại. Không một ai, kể cả Telegram có thể đọc được những nội dung tin nhắn mà bạn gửi.

Mã hóa đầu cuối là gì?

Mã hóa đầu cuối (Tiếng Anh là End-to-end encryption) là một phương thức liên lạc an toàn nhằm ngăn chặn các bên thứ ba truy cập dữ liệu của bạn trong quá trình dữ liệu được truyền từ hệ thống máy gửi tới máy nhận.

Trong mã hóa đầu cuối, dữ liệu được mã hóa trên hệ thống hoặc thiết bị của người gửi và chỉ người nhận mới có thể giải mã được. Khi tin nhắn (có thể là văn bản, hình ảnh, video..) di chuyển đến điện thoại người nhận, tin nhắn không thể bị đọc hoặc giả mạo bởi nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), hay nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng, tin tặc hoặc bất kỳ thực thể hoặc dịch vụ nào khác.

Hiện nay có nhiều ứng dụng nhắn tin cung cấp dịch vụ mã hóa đầu cuối miễn phí, bao gồm Facebook, WhatsApp, Zoom, và Telegram.

Tính năng trò chuyện bí mật trên Telegram

Ngoài tính năng Mã hóa đầu cuối luôn luôn được bật. Người dùng Telegram còn có thể lựa chọn sử dụng tính năng Trò chuyện bí mật, đây là tính năng cho phép bạn hẹn giờ tự hủy tin nhắn sau một khoảng thời gian nhất định.

Trong cuộc trò chuyện bí mật, người đọc cũng không thể chụp ảnh màn hình hay chuyển tiếp tin nhắn của bạn cho người khác.

Lưu ý về mã hóa đầu cuối trong ứng dụng Telegram

Lưu ý rằng mã hóa đầu cuối trong ứng dụng Telegram không được cung cấp cho Nhóm Chat, Live Stream, Chat nhóm, và Kênh. Thay vào đó, Telegram sử dụng phương pháp bảo mật Máy Chủ – Khách. Mọi thứ được lưu trữ trên máy chủ của họ đều được mã hóa và các khóa bảo vệ dữ liệu đó sẽ được tách rời và không bao giờ được lưu giữ cùng với dữ liệu mà họ bảo vệ.

Mã hóa đầu cuối là rất quan trọng để đảm bảo tin nhắn riêng tư của bạn được bảo vệ. Mặc dù mã hóa hai đầu là tiêu chuẩn vàng nhưng mã hóa máy Chủ-Khách cũng giúp bảo vệ tin nhắn của bạn bằng cách đảm bảo chúng không thể được giải mã khi bị nhà cung cấp dịch vụ Internet, chủ sở hữu bộ định tuyến Wi-Fi mà bạn kết nối hoặc các bên thứ ba khác chặn.

Có gì đáng lo ngại khi tôi nhắn tin qua Telegram không?

Một số điểm cần lưu ý khi bạn nhắn tin bằng ứng dụng Telegram:

  • Telegram lưu trữ dữ liệu người dùng trên máy chủ của mình, bao gồm tên người dùng, địa chỉ IP và thông tin thiết bị. Theo chính sách quyền riêng tư của họ, Telegram sẽ chỉ chia sẻ dữ liệu này với chính quyền nếu họ nhận được lệnh của tòa án liên quan đến hoạt động khủng bố. Tuy nhiên, dữ liệu này có thể hack (Trước đây từng xảy ra một số vụ rò rỉ thông tin từ máy chủ Telegram)
  • Tính năng Tìm kiếm quanh đây của Telegram cho phép bạn xem những người dùng Telegram ở gần bạn, không chỉ những người liên hệ của riêng bạn mà còn bất kỳ người dùng Telegram nào đã bật tính năng này. Những người ở gần đã được chứng minh là có khả năng hiển thị dữ liệu vị trí chính xác cho tin tặc, vì vậy nếu quan tâm tới vấn đề bảo mật trên Telegram, bạn nên cân nhắc tắt tính năng này đi
  • Telegram thực chất là một phần mềm mã nguồn mở, nhưng chỉ có mã phía máy khách là mã nguồn mở—mã phía máy chủ của nó thì không. Telegram sử dụng giao thức riêng của mình được gọi là MTProto, để mã hóa tin nhắn của bạn và họ vẫn chưa tiết lộ cách mã hóa này

Telegram an toàn tới mức nào?

Nhìn chung, có thể đánh giá mức độ an toàn của Telegram ở điểm số 9.5/10. Đặc biệt nếu bạn bật tất cả các cài đặt quyền riêng tư nghiêm ngặt, sử dụng Telegram là rất an toàn và bảo mật.

Telegram có thu thập dữ liệu người dùng không?

Trả lời: Có. Trong một số trường hợp cần thiết, công ty mẹ của Telegram có lưu trữ dữ liệu như tên người dùng, thông tin thiết bị, thói quen sử dụng và địa chỉ IP kết nối của bạn. Trong một số trường hợp, Telegram cũng ghi lại các ứng dụng Telegram khác mà bạn đã sử dụng, cùng với lịch sử thay đổi tên người dùng của bạn. Telegram cho hay dữ liệu này được lưu trữ tối đa 12 tháng nhưng không được sử dụng cho mục đích quảng cáo hoặc mục đích thương mại khác.

Xin lưu ý rằng các cơ quan thực thi pháp luật và gián điệp có thể yêu cầu Telegram chuyển dữ liệu phía máy chủ hoặc nhắm mục tiêu trực tiếp vào bạn bằng cách tịch thu điện thoại của bạn hoặc thực hiện các cuộc tấn công lừa đảo và giám sát. Những điều này đúng với bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào.

Cách tăng độ an toàn khi sử dụng Telegram

Nhìn chung, bạn sẽ không gặp vấn đề gì liên quan tới bảo mật trên Telegram miễn là bạn tuân theo một số nguyên tắc sau:

  • Bật tính năng xác minh hai bước: Bạn có thể bật bảo mật 2 lớp. Vào phần Cài đặt > Quyền riêng tư và bảo mật. Khi bật phương thức bảo mật 2 lớp, việc này khiến cho việc chiếm đoạt tài khoản của bạn trở nên khó khăn hơn nhiều
  • Giới hạn lượng thông tin bạn chia sẻ công khai: Ẩn số điện thoại của bạn nếu không có nhu cầu chia sẻ số của bạn, bạn có thể sử dụng ảnh cá nhân là ảnh vẽ tay hoặc hạn chế sử dụng hình ảnh khuôn mặt thật của bạn. Trong các cuộc trò chuyện công khai, hãy chống lại sự cám dỗ chia sẻ các chi tiết có thể nhận dạng ra bạn, các thông tin liên quan tới tài khoản ngân hàng hoặc vị trí bạn đang sinh sống
  • Hãy thực hiện các cuộc gọi trực tiếp và Trò chuyện bí mật bất cứ khi nào có thể: Bạn bè và gia đình có thể thường ở trong cùng một nhóm nhưng việc chuyển sang chế độ riêng tư sẽ đảm bảo mã hóa đầu cuối và ít nguy cơ vô tình chia sẻ thông tin cá nhân hơn
  • Cân nhắc khi tham gia các nhóm và Kênh trên Telegram: Bạn sẽ dễ bị cuốn vào tâm lý đám đông hơn, đặc biệt với các nhóm có chủ đề liên quan đến tiền bạc, tình dục, chính trị, tôn giáo và/hoặc bạo lực. Hãy luôn giữ sự tỉnh táo và cần tự hỏi xem thông tin được chia sẻ có thực sự đáng tin hay không
  • Không trao đổi tiền hoặc thông tin tài khoản với những người mà bạn không quen biết: Những kẻ lừa đảo có thể cố gắng mạo danh bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, đại diện ngân hàng hoặc bất kỳ ai khác mà chúng có thể nghĩ ra để giành được niềm tin của bạn, nhưng không ai trong số những kẻ đó sẽ yêu cầu tiền hoặc chi tiết tài khoản một cách bất ngờ thông qua Telegram. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra các chi tiết như tên người dùng của một người và thông tin liên hệ có sẵn của họ. Bạn thậm chí có thể gọi đến số điện thoại đã biết và yêu cầu họ xác minh cuộc trò chuyện
  • Đừng gắn bó về mặt cảm xúc với những người bạn chưa từng gặp mặt: Lừa đảo lừa tình, là một hình thức rất phổ biến. Những câu chuyện kiểu này thường liên quan đến việc một kẻ lừa đảo tán tỉnh bạn đủ lâu để tạo dựng ảo tưởng về một “mối quan hệ”, nhưng sau đó đột nhiên tạo ra một cuộc khủng hoảng đòi hỏi tiền, chẳng hạn như tháng này tiền thuê nhà bị trễ. Thậm chí còn có những mối đe dọa tồi tệ hơn, chẳng hạn như những kẻ săn mồi tình dục hoặc buôn người. Nếu một mối quan hệ là chân thành, người đó sẽ không phản đối cuộc gặp gỡ ngoài đời thực ở nơi công cộng mà bạn đồng ý. Hãy cân nhắc khi lần đầu gặp người yêu qua mạng, bạn hãy đi cùng một hoặc nhiều người bạn thực sự để đảm bảo an toàn hơn
  • Tránh nhấn vào các đường link gửi từ người lạ: Nếu ai đó mà bạn không biết thúc giục bạn nhấn vào một liên kết web, đặc biệt dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật hoặc quà tặng, liên kết đó có thể dễ dàng có virus và khiến thiết bị của bạn bị dính phần mềm độc hại hoặc phần mềm gián điệp hoặc lừa bạn chia sẻ thông tin cá nhân thông qua một trang web giả mạo
  • Nếu nó quá tốt để có thể trở thành sự thật thì có lẽ đây là một cái bẫy: Bạn sẽ không gặp may mắn khi trúng xổ số, tình yêu của đời mình, những đợt giảm giá bất ngờ từ Telegram hay cơ hội đầu tư chỉ có một lần trong đời thông qua những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên trên Telegram. Xin đừng tin vào những điều đó trong thời buổi hiện nay.

Một số ứng dụng nhắn tin bảo mật an toàn khác bạn có thể sử dụng

Nếu không muốn sử dụng Telegram. Có một số ứng dụng nhắn tin khác cũng rất an toàn bạn có thể thử qua

Signal

Signal là một trong những ứng dụng nhắn tin tốt để liên lạc an toàn. Theo mặc định, Signal cung cấp mã hóa đầu cuối bằng giao thức riêng cho tất cả các cuộc gọi thoại, cuộc gọi video và tin nhắn tức thời. Công nghệ của nó là nguồn mở và nó bảo vệ siêu dữ liệu. Nó cũng chỉ ghi lại dữ liệu do người dùng cung cấp để thiết lập tài khoản của họ, có thể chỉ là số điện thoại.

WhatsApp

WhatsApp cũng cung cấp mã hóa đầu cuối cho tất cả các loại tin nhắn và một ưu điểm khác của ứng dụng này là mức độ sử dụng rộng rãi của nó.

WhatsApp trực thuộc tập đoàn Meta – Công ty mẹ của Facebook và Instagram nên về độ uy tín đã được khẳng định. Lưu ý rằng, mặc dù Meta không thể đọc tin nhắn WhatsApp của bạn nhưng nó vẫn thu thập dữ liệu người dùng.

Câu hỏi thường gặp

Telegram có phải là công ty của Nga không?

Trả lời:

Không. Những người sáng lập công ty, Pavel DurovNikolai Durov, đều đến từ Nga, nhưng cuối cùng họ đã trốn khỏi đất nước và thoái vốn khỏi VKontakte, một mạng xã hội phổ biến ở Nga.

Hiện tại, Telegram có trụ sở hợp pháp tại Quần đảo Virgin thuộc Anh, nhưng có trụ sở chính tại Dubai.

Gửi ảnh riêng tư qua Telegram có an toàn không?

Trả lời:

Nếu bạn biết và hoàn toàn tin tưởng người nhận thì đúng vậy.

Trò chuyện bí mật cung cấp mã hóa đầu cuối cũng như tùy chọn ảnh và video “tự hủy”. Hãy lưu ý rằng một người vẫn có thể sử dụng ảnh chụp màn hình để lưu những nội dung bạn gửi qua cho họ.

Telegram có ẩn danh không?

Trả lời:

Bạn có thể hoạt động ẩn danh nếu muốn. Bạn có thể lựa chọn ẩn đi số điện thoại bạn đã đăng ký và có thể dễ dàng ẩn các chi tiết như khuôn mặt thật của mình. Cuộc gọi trực tiếp và Trò chuyện bí mật cung cấp mã hóa đầu cuối, khiến ngay cả ứng dụng Telegram cũng không thể đọc được chúng, chứ đừng nói đến các bên thứ 3.

Có an toàn khi tôi sử dụng số điện thoại cá nhân để đăng ký Telegram

Trả lời:

Telegram trước đây từng là mục tiêu của tin tặc, nhưng nhìn chung thì mọi chuyện vẫn ổn. Tính bảo mật của Telegram rất cao và để bảo mật tối đa, hiện có các lựa chọn thay thế cho số điện thoại khi bạn tạo tài khoản.

Thang điểm từ 1-10

HappyLuke tặng tiền cược khi đăng ký mới - nhận thưởng 500 usd khi tham gia tại nhà cái uy tín Happy Luke Việt Nam
Live Casino House thưởng chào mừng Combo x3 lên đến 500$ + 50 vòng quay slot miễn phí tại Trang bóng uy tín Đắc Chiến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *